top of page

Cách nhận biết gỗ bằng lăng như thế nào?

Gỗ bằng lăng chia ra thành nhiều loại khác nhau và những loại gỗ này không nằm cùng nhóm. Trong đó gỗ bằng lăng cườm thuộc nhóm I, bằng lăng tía và bằng lăng nước thuộc nhóm III. Thông thường người ta thường lựa chọn gỗ bằng lăng thuộc nhóm III bởi nó có giá thành rẻ hơn. Tất nhiên gỗ bằng lăng thuộc nhóm III không thể có những đặc điểm nổi trội như gỗ bằng lăng cườm thuộc nhóm I.

Việc nhân biết gỗ bằng lăng không quá khó khăn dù là bằng lăng thuộc nhóm I hay nhóm III. Đơn giản vì màu của loại gỗ này không có sự tương đồng với những loại khác như như gỗ hương, gõ đỏ, cẩm lại... Nhìn vào hình thái của gỗ bằng lăng khá giống với những loại gỗ phổ thông.

Thân cây thẳng và khá nhẵn nhụi. Đặc điểm nhận dạng gỗ bằng Lăng là có lá màu xanh lục, dài từ 8 đến 15 cm, rộng từ 3 đến 7 cm, hình oval hoặc elip, rụng theo mùa. Hoa màu tím hoặc tím nhạt, mọc thành chùm dài từ 20 đến 40 cm, thường thấy vào giữa mùa hè. Mỗi bông hoa có 6 cánh, mỗi cánh dài chừng 2 đến 3,5 cm. Quả lúc tươi màu tím nhạt pha xanh lục, mềm. Quả già có đường kính 1,5 đến 2 cm, khô trên cây.

Cây Bằng Lăng cho bóng mát và cho hoa đẹp nên được trồng làm hoa cảnh. Thật ra ngoài hoa tím còn có hoa các màu đậm, lợt trắng, hồng, đỏ, tím,… và cuối thu nhiều giống cũng rụng lá vàng, lá đỏ như cây phong xứ lạnh. Vài giống lùn, lùm bụi, cũng được chọn làm cây kiểng, mùa hoa nở đầy chậu. Cây gỗ lớn cao đến 20m, phân cành cao, thẳng, tán dày, lá hình bầu dục hay hình giáo dài, cụm hoa hình tháp ở ngọn các cành, mọc thẳng, nụ hoa hình cầu, hoa lớn có 6 cánh, có móng ngắn, răng reo màu tím hồng. Cây mọc khỏe, thân thẳng, tán cao, cây trồng chủ yếu bằng hạt, ươm gieo như các cây khác.

Trên là cách nhân biết gỗ bằng lăng qua những đặc điểm bên ngoài. Thông thường trong xây dựng người ta sẽ chọn loại bằng lăng thuộc nhóm 3. Với nhu cầu điêu khắc tượng thủ công mỹ nghệ lựa chọn bằng lăng cườm nhóm 1 vì loại bằng lăng này có vân gỗ đẹp.

Xem nhiều bài viết hay khác tại các trang:

bottom of page